Diện mạo thực tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí
Từ những công cụ bằng sơn ta và được phủ sơn như mái chèo, cán giáo, mảnh da tìm thấy trong lòng thuyền, những ngôi mộ cổ là minh chứng có mặt của chất liệu sơn ta nguyên thủy đến những năm đầu thế kỷ 17 khi tục thờ tượng sơn thếp bạc ra đời cùng lúc với làm cho sơn mài ngày càng rực rỡ trên những thần tượng Phật, Hoàng hậu, Cung phi thời Lê Trung hưng. Các nghệ nhân Việt đã nhanh chóng tìm cho sơn ta một ngôn ngữ độc đáo từ những gì dùng đến sơn sống (nhựa cây sơn), để chế biến ra loại sơn then (sơn có màu đen, sơn cánh gián, có màu nâu giống cánh con gián) sử dụng vào việc trang trí hoành phi câu đối, các đồ thờ mâm bồng, ống hương, đài nến… đó là những mặt hàng mỹ nghệ có truyền thống lâu đời đều gọi chung là sơn ta để phân biệt với sơn tây đóng hộp sản xuất theo quy mô công nghiệp.
NGUYỄN GIA TRÍ – Thiếu nữ trong vườn (mặt trước), Dọc mùng (mặt sau). 1939. Sơn mài. 159x400cm. Bảo vật Quốc gia
Ý nghĩa của từ “sơn mài” nói lên một động tác của nghề sơn, tức động tác mài, mài nhiều lần trên bề mặt sơn để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật. Điều kỳ diệu của nghề sơn với động tác mài đã kéo Nguyễn Gia Trí ra khỏi khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương, tạm biệt bạn Trần Quang Trân ở năm thứ 2, để rồi đến khóa VII lại tiếp tục vào học cùng Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Lợi. Mặc dù năm vững kỹ thuật sơn dầu châu Âu, Nguyễn Gia Trí lại hướng vào chất liệu dân tộc sơn ta. Khoảng cách bỏ dở không học giữa khóa IV – VII đã quyết định vận mệnh sự nghiệp của Nguyễn Gia Trí. Ông đồng cư cùng tuyệt giao bạn bè đến nỗi phóng viên các báo Ngày nay, Indochine, Volonté Indochine phải lên tiếng: “Chúng ta đến thăm Trí đi anh, ta về bằng thang hàng năm trời rồi. Nhớ thơ Huy Cận kể rõ ràng hơn khi nhắc đến Trí trong dòng của tuyệt giao bạn bè như hai gặp nhau ở xưởng hoa Quán Ngựa, Hà Nội”: “Anh mang kính cận rất nặng, hàm răng rất khỏe, rất trắng, đầu húi cua có dáng nụ lực sĩ, hai bắp tay gần guốc, mà mãi tranh không hề biết mỏi, có lúc anh vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa mài tranh sơn ngâm trong bể nước. Anh mài say sưa rõ ràng mài nhưng không phải là động tác cơ khí mà là đầy sáng tạo. Vừa mài anh, vừa cười vui giải thích về cái nghề mài tranh độc đáo này.” Sau này, người bạn cùng khóa Trần Văn Cẩn trò chuyện với chúng tôi, gọi Nguyễn Gia Trí là người có “bàn tay ma thuật”.
NGUYỄN GIA TRÍ – Thiếu nữ bên Hồ Gươm. Mực sơn ta trên giấy. Phác thảo trên giấy cho bức sơn mài cùng tên
Bảo tàng Mỹ thuật khai mạc ngày 26/6/1966, sau ngày thành lập Viện Mỹ thuật bốn năm. Bốn năm chuẩn bị cho việc thành lập một bảo tàng, nhưng với các nhà nghiên cứu tại Viện, bốn năm đó là tháng ngày căng thẳng nhưng hạnh phúc vì họ đã chứng nghiệm được nhiều điều về nền nghệ thuật cổ đại hiện đại Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của Viện trưởng Nguyễn Đỗ Cung muốn từng công sự phải tìm đến cội nguồn của nghệ thuật, những giá trị trường tồn trong kho tàng đồ cổ Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925–1945) nơi hội tụ những thế hệ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm của họ cũng lần đầu tiên được hiện diện trước công chúng mà ngay nay họ đã trở thành họa gia của một thời vang ánh: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh và nhiều cột trụ khác.
Ở bài viết này cho phép tôi được nói về Nguyễn Gia Trí, tác giả của nhiều tranh được nhắc đến qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời cận đại nhờ có các hội SADEAI (Hội Khuyến khích mỹ thuật – mỹ nghệ) thời kỳ Victor Tardieu 1935–1938, Hội FARTA (Foyer l’Art Annamite – Trung tâm Nghệ thuật Việt Nam), Hiệp hội Nghệ sĩ Đông Dương thời Jonchère 1939–1944. Thường xuyên tổ chức tranh cho các họa sĩ Đông Dương nên qua đó biết được phong cách tài năng của các họa sĩ đương thời.
Nhắc lại ngày khai mạc Bảo tàng Mỹ thuật 26/6/1966 phòng Cận đại (1930–1945) đẹp lộng lẫy, cuốn hút người xem bởi những tác phẩm mỹ thuật ấn tượng. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí có 3 tác phẩm sơn mài sáng ở đỉnh cao sau 6–7 năm tuyệt giao bạn bè: “Lùm tre nóng thở”, 1936; sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật, mua của ông Nguyễn Xuân Kế tháng 5/1964 giá 300đ; hai tranh tuyệt đẹp mua của ông Đức Minh, nhà sưu tập duy nhất ở Hà Nội hồi ấy: “Thiếu nữ bên cây phù dung”, 1944 và “Thiếu nữ bên bờ suối”, 1940. Bức “Lùm tre nóng thở” từng trích làm của SADEAI năm thứ hai (1936), hiện tượng Nguyễn Gia Trí và Lê Phổ tại triễn lãm lần này đáng được ghi nhận. Hà Nội báo số 50 ngày 16/12/1936 dành giá: “Bức bình phong của Lê Phổ là tác phẩm của một bậc thầy. Những tấm bạc vàng óng ánh đánh cách hoàn toàn điều luyện”. Trạch Lam trên báo Ngày nay số 38 ngày 3/1/1937 nhắc riêng Nguyễn Gia Trí lời tổng kết: “... Và nhắc đến cái bức bình phong sơn mài y như mới vẽ chiều hôm qua, ấy là bức của Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm “Hai thiếu nữ”, “Một buổi chiều” cho số báo sau ấy là một điểm nhấn ấn tượng bởi uyển chuyển, cao quý, những màn thâm mật mà phong phú trên tranh phong cách, một ý chí tìm tòi rất đáng khen.
NGUYỄN GIA TRÍ – Lùm tre nông thôn. 1936. Sơn mài. 80 x 56 cm
Mùa xuân năm 1939, Hiệp hội Nghệ sĩ Đông Dương đã tổ chức triển lãm tại trường Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Gia Trí công bố tác phẩm sơn mài kết quả của 6–7 năm tìm tòi, đúc kết nhiều thử nghiệm của Mai Trung Thứ qua Lê Phổ đến Phạm Hậu. Thí nghiệm của ông là kết tinh tài năng, ý tưởng tình cảm của nghệ sĩ: “...
Bởi tác phẩm Nguyễn Gia Trí là tâm trạng của người tạo ra nó, nó cũng dồi dào kinh động phức tạp, vi biến theo tâm trạng. Không một khuôn khổ, xếp đặt nào có thể ngừng nó lại. Bốn bức bình phong trong phòng triển lãm, bốn lối bố cục, bốn cách dùng màu nhân vật đặt trong những hoàn cảnh đặc biệt đều thực chất họ những cô gái quê giãu kín thân hình trong đụn áo luộm thuộm xì xụ ở tranh Đình làng vào đám với sợi thực ngộ ngộ nhưng buồn cười. Những bóng ma hiện lên, dáng điệu nhẹ nhàng khêu gợi hình lên trên tấm bình phong vàng kệch ở thế giới nào đưa lại ấn tượng cho mắt một giấc mộng đẹp”.
(Theo Tô Tử Tô Ngọc Vân – Báo Ngày Nay, số 146 ngày 21/1/1939). Đó cũng là lần đầu tiên hiệu quả của sơn mài đã cứu sống cuộc bút pháp nghệ sĩ. Từ tranh “Lùm tre nóng thở”, 1936 Nguyễn Gia Trí nghiên cứu kỹ cách vẽ sơn mài truyền thống, thí là tỉ mỉ vàng, xong đồng, dùng dăm bạc ẩn sâu ánh sáng màu tạo ra chiều. Dưới ao một con thuyền nhẹ lặng trôi không gợn lên tiếng. Cảm thụ không phù hợp với bàn tay hăng hái của mình Nguyễn Gia Trí không quay lại lối vẽ này nữa. Cũng may đấy là tác phẩm trên một cánh cửa tủ, chất mỹ nghệ là chính. Tô Ngọc Vân nhận xét: “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí lỗi sơn không còn là một mỹ nghệ nữa”.
Triển lãm lần thứ 4 của SADEAI kết thúc vào năm 1939 đồng thời cũng kết thúc luôn ảnh hưởng của Tardieu. Hai tổ chức khác lập tức được thay thế để gây ảnh hưởng đến các nghệ sĩ đó là FARTA và Hiệp hội nghệ sĩ Đông Dương. Đây cũng là thời kỳ ông Tardieu đã qua đời năm 1937. Sự ra đời của hai tổ chức này đã dẫn dắt sơn mài thời cận đại đi vào hướng thị trường, cụ thể triển lãm của Hiệp hội nghệ sĩ Đông Dương tổ chức tại trường Mỹ thuật Đông Dương 1939 đã tiếp xúc với khách mua rất rõ, bản quyền Brévier đã ký ngay một nghị định ngày 9/2/1939 chính thức công nhận Hiệp hội với những cuộc triển lãm tại Sài Gòn có 22 tấm bình phong sơn mài đã bán được và Hiệp hội cũng gửi một số tranh đi triển lãm tại San Francisco vào năm 1939.
Sự phát triển sơn mài giai đoạn 1936–1939 thời kỳ Tardieu là một thực tế tất yếu. Các họa sĩ muốn lưu truyền một nền nghệ thuật truyền thống, bấy lâu chỉ nằm gọn trong khái niệm mỹ nghệ. Những thí nghiệm từ Trần Quang Trân (Ngym) đến Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang và sau này là Nguyễn Gia Trí đều đã nâng cao hiệu quả của sơn mài. Và cũng vì hiệu quả ấy mà có thể sơn mài đã đạt ngưỡng rất cao từ thời kỳ này để rồi sau đó bị giới hạn lại bởi các ý tưởng khác. Tô Ngọc Vân nhận xét về màu sơn: “Màu chen sau tấm thân những thiếu nữ ấy là một bí ẩn đẹp và bất ngờ. Màu của vẽ sơn ấy xa xưa: Màu thêm sau thắt nút một màu sắc cũ là ánh lưng lửng màu sơn đó chói. Ánh vàng bọc lá lấp lánh khác hẳn cái cảm xúc rung lên từ chất sơn dầu của Âu Tây hiện đại...” (Lê Quốc Lộc – Tự bạch 1986) Triển lãm đầu tiên của giai đoạn 1940–1945 thời kỳ đầu của Jonchère từ ngày 20 đến 28/12/1940 tại trường Mỹ thuật do Hiệp hội các nghệ sĩ Đông Dương tổ chức, góp mặt nhiều hoạ sĩ tên tuổi: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Hoàng Tích Chù, Phạm Hậu, Nguyễn Văn Ty, Lê Quốc Lộc, phần lớn là tranh sơn mài, duy nhất Tô Ngọc Vân đóng góp nhiều tranh sơn dầu một số còn lại đến nay: “Thiếu nữ bên hoa sen”; “Thiếu nữ bên tràng kỷ”; “Hai thiếu nữ và em bé”; “Thiếu nữ bên hoa loa kèn”... Tô Ngọc Vân khẳng định “Cái đẹp trong tranh không phải là cái đẹp ngoài đời”, quan niệm nghệ thuật là một phương tiện diễn đạt cảm giác mạnh mẽ chứ không phải là một sự nghiên cứu để hoàn mỹ những hình thể lý tưởng của thời cổ, theo hướng duy sắc. Quan niệm này phản nào ảnh hưởng đến Nguyễn Gia Trí trong trút bỏ đề tài thiên nhiên mà đi sâu vào chủ đề người thiếu nữ với vẻ đẹp ảo lả để dung với kỹ thuật sơn ta được tiêu luyện. Tác phẩm “Thiếu nữ bên cây phù dung” 1944 gợi lên chất huyền ảo thơ mộng giữa các cô gái bên cây phù dung đang độ nở hoa, không khí một cuộc vui chơi nhàn tản, tung bừng tuổi trẻ.
NGUYỄN GIA TRÍ – Thiếu nữ trong vườn. 1938. Sơn mài. Sưu tập Bùi Quang Ngọc
“Thiếu nữ bên bờ suối” (1943) các cô gái bước vào một thế giới thần tiên xa lạ. Giữa tranh một cô gái khỏa thân đang tắm, bên cạnh là mấy cô gái ngồi trên mỏm đá, một cô nằm ngủ. Phía sau là những thiếu nữ trong bộ áo dài thướt tha. Một không khí huyền ảo với những nét vẽ xoáy động run rẩy bướm bướm. Lúc lượn lờ yên ả, lúc dào dạt bàng khuâng, khổ tả. Toàn bộ tác phẩm đều người xem một ấn tượng một ảo giác dễ chịu về hình ảnh các thiếu nữ cẩn phù du. Đây là tác phẩm đỉnh cao Nguyễn Gia Trí giúp ông vượt qua mọi suy tư dằn vặt về một chất liệu nghệ thuật. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận định: “Đây là một cuộc lộng vũ, có chừng mực của Trí”. Tác giả người Pháp Claude Mahoudot thường ký CLM trên tạp chí Indochine năm 1943. Trong bài Salon Unique 1943 CLM đã viết: “Những thiếu nữ mềm mại duyên dáng trong những chuyển động của riêng Gia Trí của riêng mỹ thuật Việt Nam”. Rất nhiều tranh khác của Nguyễn Gia Trí tương tự như vậy “Thiếu nữ bên Hồ Gươm”; “Thiếu nữ trong vườn” (Bảo vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); “Thiếu nữ bên gốc cây bồ đề”. “Muốn hiểu Gia Trí bằng con mắt thường không được. Thấy mặt những người đàn bà họa trên nhiều bức bình phong ran mảnh vỏ trứng hay xát vàng son, ta đừng nghĩ đến khuôn mặt bằng xương thịt. Những màu hoen hoen ấy dựng cạnh nhau cân đối dung hòa một cách tuyệt khéo đem lại cho ta biết hưởng cảm giác bồn chồn rạo rực hương sắc quyến rũ của mỹ nhân…” – Tô Ngọc Vân – Nguyễn Gia Trí và sơn ta, Báo Ngày nay số 146, 21/1/1939.
Nguyễn Gia Trí là một họa sĩ cực kỳ hạnh phúc khi can đảm dẫn thân trên con đường cô đơn tìm về bản ngã tìm đến một nền nghệ thuật đích thực bằng một ngôn ngữ truyền thống đích thực Sơn ta. Những trải nghiệm trên nghịch lý “dân tộc – hiện đại” của ông khi lao tâm khổ tứ, khi tuyệt giao bạn bè lại may mắn có những người kề bên – những bậc thầy nghệ thuật sắc sảo tài năng – Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Nhất Linh, Thạch Lam, CLM... đã định vị tên tuổi Nguyễn Gia Trí một thời kỳ mà lần đầu tiên chính thức của sơn mài Việt Nam tiếp xúc với phương Tây. Xin cho phép tôi được chia sẻ một nhận định: Diện mạo thực sự của sơn mài của Nguyễn Gia Trí chính là giai đoạn lịch sử 1939–1944. Thời gian của sơn mài Việt Nam cất cánh.
Trích dẫn nguồn: Tạp chí mỹ thuật