VŨ CAO ĐÀM VỚI HỘI HỌA SƠN DẦU

share facebook

Soi chiếu từ khía cạnh du nhập, phản tư và giao thoa văn hóa với Tây phương, các sáng tác của Vũ Cao Đàm là sự nối dài của hai nền văn hóa trên hành trình khai phá ngôn ngữ nghệ thuật của ông với những chủ đề gần gũi. Vũ Cao Đàm (1908 - 2000), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rời Việt Nam bắt đầu hành trình viễn du năm 1931. Ông nhận học bổng du học tại Trường Mỹ thuật ở Bảo tàng Louvre Pháp (L'École du Louvre) năm 1932. Trong sự nghiệp nghệ thuật của Vũ Cao Đàm, có hai địa hạt ông nhận được nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn là điêu khắc (tượng đất nung, tượng đồng khắc họa chân dung thiếu nữ, bè bạn, người thân, các giảng viên, con vật,...) và tranh vẽ trên chất liệu đa dạng, mang ảnh hưởng từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau.

Hội họa của Vũ Cao Đàm cân bằng giữa nhiều quan sát của ông trong những chuyến thăm thú để nghiên cứu ngôn ngữ thực hành với nền tảng hình khối vững của điêu khắc. Có một thời gian do sống ở vùng Vence, được tiếp xúc với những danh họa như Henri Matisse và Marc Chagall nên các sáng tác của ông cũng tiếp nhận một phần ảnh hưởng. Song song với kỹ thuật vẽ ngày càng được tinh luyện, ông thường xuyên tìm về để khắc họa những hình ảnh đậm nét dân tộc như hình ảnh phụ thân trang nghiêm, thiếu nữ đàm đạo, tình mẫu tử và một số hình ảnh mô phỏng trích đoạn trong thơ văn như “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn hoặc danh tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

“Hình ảnh ” Vũ Cao Đàm – Sơn Dầu 1972 – 114,5 x 146,5 cm - Bộ sưu tập mới của Le Auctions

 

“Hình ảnh 2” Vũ Cao Đàm – Sơn Dầu 1972 – 114,5 x 146,5 cm - Bộ sưu tập mới của Le Auctions

 

Tác phẩm "Dans la campagne" (Ở Nông Thôn) của họa sĩ Vũ Cao Đàm được hoàn thành vào năm 1972. Tác phẩm sơn dầu trên vải có kích thước 114,5 x 146,5 cm. Họa sĩ đã ký tên và ghi năm ở góc dưới bên phải, đồng thời ký lại bằng chữ Hán và đặt tựa ở mặt sau.

Tác phẩm "Dans la campagne" của Vũ Cao Đàm gợi nhớ đến hình ảnh đôi nam thanh nữ tú trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Hai nam giới trong trang phục truyền thống tượng trưng cho sự lãng mạn và khát vọng, như Kim Trọng và Thúy Kiều. Người cưỡi ngựa biểu trưng cho sự tự do và mạnh mẽ, trong khi người đứng dưới thể hiện sự ngưỡng mộ và quan tâm đến hai cô gái. Cả bốn nhân vật như đang dạo chơi trong một khu vườn thảnh thơi. Hai cô gái hiện lên với vẻ đẹp thanh cao qua tà áo dài truyền thống, điệu đà và khoan thai, tự do trong khung cảnh tươi đẹp. Bức tranh không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa quý phái thời xưa mà còn nhấn mạnh sự sang trọng của cặp đôi, với hình ảnh chú ngựa gắn kết, tạo thành một tổng thể hòa nhã, sang trọng và vui vẻ, thể hiện sự khoan dung và thanh bình.

 

Lê Quang – Le Auctions

share facebook