SƠN MÀI CỦA HỌA SĨ LÊ QUỐC LỘC

share facebook

Lê Quốc Lộc (1918 – 1987), một trong những nghệ sĩ sơn mài tiêu biểu của Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử mỹ thuật với phong cách sáng tạo độc đáo và tình cảm. Ông với ngôn ngữ hội họa của mình, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, đã tạo nên những tác phẩm mang đậm tinh thần bình dị của làng quê Việt.

A person holding scissors and scissorsDescription automatically generated

Hình 1: Chân dung họa sĩ Lê Quốc Lộc

 

Họa sĩ Lê Quốc Lộc sinh ngày 20/10/1918, mất ngày 8/5/1987, quê ở Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp khoa sơn mài khóa 12 (1938 – 1943) tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Lê Quốc Lộc là một họa sĩ từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như phụ trách ngành Họa tại Sở Tuyên truyền Liên khu III từ năm 1947 đến năm 1954, hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1959. Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I; từ năm 1968 – 1983 là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I; và từ năm 1983 – 1989 là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Trang trí khóa II.

Lê Quốc Lộc được biết đến là một nghệ sĩ sáng tạo không ngừng, luôn tìm tòi và khám phá những khả năng mới của sơn mài. Phong cách vẽ của ông mang đậm tính dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Chủ đề trong các tác phẩm do ông sáng tác thường mang đậm tình cảm làng quê thôn dã, đa phần xoay quanh phong cảnh thanh bình của Việt Nam, đời sống sinh hoạt, lao động của con người và các lễ hội truyền thống,…