Họa sĩ Lê Quốc Lộc thay đổi diện mạo Nghệ thuật Sơn mài cho nền Mỹ thuật Việt Nam

share facebook

Họa sĩ Lê Quốc Lộc thay đổi diện mạo Nghệ thuật Sơn mài cho nền Mỹ thuật Việt Nam

Lê Quốc Lộc là một họa sĩ được đánh giá cao về chuyên môn, khả năng sáng tạo và luôn mang lại cho người xem tranh một sự thu hút lớn. Những tác phẩm của ông luôn chứa đựng nét truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng mang được hơi thở thời đại trong từng tác phẩm. Ông sở hữu nhiều tác phẩm giành được các giải thưởng lớn về nghệ thuật ở trong và ngoài nước.

Chân dung họa sĩ Lê Quốc Lộc

Họa sĩ Lê Quốc Lộc sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918, mất ngày 8 tháng 5 năm 1987, quê ở Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa  1937 - 1942. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Quốc Lộc bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Việt Minh. Sau cách mạng, từ năm 1945 đến năm 1946 ông công tác tại Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Từ năm 1947 đến năm 1954, ông được giao phụ trách ngành Họa ở Sở Tuyên truyền Liên khu III. Vào năm 1959, ông được giao chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I.

Chủ đề trong các tác phẩm của Lê Quốc Lộc chủ yếu là kháng chiến và cách mạng. Họa sĩ Lê Quốc Lộc đặc biệt có hứng thú với chất liệu sơn mài. Ông đặc biệt coi trọng nội dung trong từng tác phẩm và hướng đến tính thẩm mỹ cao. Do đó, các tác phẩm của ông luôn có một góc nhìn mới mẻ, ghi dấu ấn về sáng tạo cả nội dung và hình thức thể hiện. Rất nhiều những giải thưởng, huân chương được trao tặng trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của ông đã chứng minh phần nào tài năng của ông.

Bà Nguyễn Thị Lai (áo dài) và các con trước tác phẩm "Paysage de Phnom Penh" năm 1964. Ảnh: Gia đình họa sĩ cung cấp

Một chặng đường dài nghệ thuật tạo hình Lê Quốc Lộc đã dành sáng tác tranh sơn mài. Bằng sự kế thừa truyền thống, và tìm tòi, sáng tạo thể hiện cái mới với những bức tranh mang chủ đề hiện thực đã góp vào thành tựu, với sự phong phú tác phẩm và diện mạo nghệ thuật sơn mài của ông, cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Bức sơn mài Paysage de Phnom Penh (Phong cảnh Phnom Penh) của họa sĩ Lê Quốc Lộc được bán giá 1,2 triệu euro (khoảng 32 tỷ đồng) trong phiên đấu giá Những tác phẩm nghệ thuật châu Á của Millon-Asium tối 21/10/2021. Ban đầu tác phẩm được ước tính đạt mức từ 200.000 đến 300.000 euro. Khi phiên đấu giá diễn ra, giá khởi điểm là 150.000 euro, sau đó nâng dần và gõ búa ở mức 940.000 euro. Sau khi tính thuế phí, mức giá cuối cùng cho bức tranh là 1,21 triệu euro.

Họa sĩ Lê Huy Văn - con trai Lê Quốc Lộc - cho biết tác phẩm được sáng tác năm 1943, năm anh ra đời, đồng thời năm cha tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngày đấu giá thành công tác phẩm cũng là sinh nhật Lê Quốc Lộc.

Paysage de Phnom Penh là bức bình phong tám tấm bằng chất liệu sơn mài. Theo Asium, tác phẩm mang vẻ đẹp tinh xảo và nhẹ nhàng. Tác phẩm chia làm ba phối cảnh: nhà sư đang cầu nguyện, một số người đang ban phước lành cho phụ nữ và những người đang dạo chơi. Các loại cây đặc trưng của Phnom Penh như thốt nốt, cọ, dừa, chuối... được đưa vào trong tác phẩm. Sơn mài được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như gỗ, nhựa cây sơn, vàng lá và vỏ trứng, mang đến cảm giác ấm áp, bình yên. Hai tông màu chủ đạo: vàng biểu tượng cho tâm linh và hạnh phúc, đỏ tượng trưng cho sự sống, ấm nồng.

"Phong cảnh Phnom Penh" có tổng kích thước 400 x 199 cm (mỗi bức 50 x 199 cm). Ảnh: Asium

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết ông được nhà đấu giá liên hệ nhờ viết bài giới thiệu tác phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Họ cũng cung cấp cho ông những tài liệu liên quan đến xuất xứ của bức bình phong. Ông Khôi nói: "Ngoài nét đẹp và sự hùng vĩ của tranh, xuất xứ rõ ràng của tác phẩm cũng là yếu tố quyết định. Đây là tín hiệu vui mừng cho thị trường Mỹ thuật Việt Nam khi có thêm tranh cán mốc triệu đô. Chúng ta không đánh giá nghệ thuật qua vật chất, nhưng cũng không thể chối bỏ điều này".

Bức bình phong thuộc bộ sưu tập của gia đình Kraemer. Henry Kraemer - từng giữ chức Lục sự tại Tòa án quân sự Hà Nội - kết hôn với thương gia Nguyễn Thị Lai. Năm 1943, vợ chồng Henry mua bức bình phong tám tấm của Lê Quốc Lộc - khi đó là họa sĩ mới ra trường, chưa có tên tuổi, khó khăn về kinh tế. Năm 1953, gia đình Henry Kraemer mang theo tác phẩm rời Hà Nội về Pháp sinh sống.

Ngày 29/6/2022 tại James Adam & Sons Ltd, Nhà đấu giá và định giá mỹ thuật, 26 St. Stephen's Green, Dublin 2, D02 X665, Ireland đã diễn ra phiên đấu giá tranh họa sĩ Lê Quốc Lộc “Paysage au village traversé par le fleuve Mékong - Phong cảnh sông Mekong với một ngôi làng”, sáng tác năm 1943, sơn mài trên bảng gỗ, 6 tấm, tổng kích thước tranh 97,5 x 192 cm. Giá ước lượng ban đầu nhà đấu giá đưa ra là: 200.000 – 400.000 euro. Giá gõ búa là 360.000 euro, thành giá là 468.000 euro.

Lê Quốc Lộc “Paysage au village traversé par le fleuve Mékong - Phong cảnh sông Mekong với một ngôi làng”, sáng tác năm 1943, sơn mài trên bảng gỗ, 6 tấm, tổng kích thước tranh 97,5 x 192 cm.

Bức phong cảnh sơn mài sáu tấm “Paysage au village traversé par le fleuve Mékong - Phong cảnh sông Mekong với một ngôi làng”, sáng tác năm 1943. Mô tả khung cảnh ở song Mekong với một ngôi làng thơ mộng. Họa sĩ lấy bụi chuối làm tiền cảnh, bên phải xa xa là con thuyền và dòng sông, phía bên trái là những ngôi nhà và những tác lá xung quanh. Tác phẩm thể hiện kỹ thuật điêu luyện của họa sĩ khi kết hợp nhiều lớp phân cảnh tạo sự tương phản và chiều sâu, khắc họa mối liên kết giữa con người và cảnh vật thiên nhiên đầy thơ mộng. Đã được gõ búa với một mức giá khá cao.

 

Phong cảnh làng quê Việt trong sơn mài Lê Quốc Lộc Bức bình phong sơn mài "Les rapides de Cho Bo" của Lê Quốc Lộc sẽ góp mặt ở phiên đấu giá của Aguttes, ngày 3/10.

Lê Quốc Lộc “Les rapides de Chợ Bo” 1959 và 1967 sơn mài và tranh gốm Bức tranh 100 x 32,7cm – tổng kích thước 100 x 196 cm.
Bức bình phong sơn mài sáu tấm "Les rapides de Cho Bo" của Lê Quốc Lộc được Aguttes chọn làm hình ảnh chủ đề của phiên đấu giá. Tác phẩm được ước lượng ban đầu là “ 300.000 – 400.000 euro và gõ búa : 445 800 euro, cao nhất toàn phiên. Bình phong mô tả khung cảnh ở chợ Bờ, Hòa Bình. Họa sĩ lấy bụi tre, chuối làm tiền cảnh, bên phải là con thuyền, phía xa là những ngôi nhà. Tranh có chữ ký họa sĩ và ghi ngày tháng ở góc dưới bên phải. Theo Aguttes, tác phẩm thể hiện kỹ thuật điêu luyện của họa sĩ khi kết hợp nhiều lớp phân cảnh tạo sự tương phản và chiều sâu, khắc họa mối liên kết giữa con người và cảnh vật thiên nhiên. Bình phong từng thuộc bộ sưu tập của bà H - vợ quan chức cao cấp làm việc tại Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội từ năm 1986 đến năm 1990. Ảnh: Aguttes.

Lê Quốc Lộc - Paysage du Tonkin (Phong cảnh Bắc Kỳ), thực hiện vào những năm 1940 sơn mài trên bảng gỗ. Bức tranh tổng thể:  100 x 192 cm.

Ngày bán 29 Tháng Năm, 2023 tại nhà đấu giá Christie's Hồng Kông diễn ra phiên đấu giá tranh họa sĩ Lê Quốc Lộc - Paysage du Tonkin (Phong cảnh Bắc Kỳ), thực hiện vào những năm 1940 sơn mài trên bảng gỗ. Bức tranh tổng thể: 100 x 192 cm. Giá ban đầu nhà đấu giá ước tính 2.000.000 - 3.000.000 HKD (255.323 - 382.984 đô la mỹ). Giá gõ búa 305.600 đô la mỹ.

Ngày 21/12/2023 tại Dufreche Maison De Ventes Aux Encheres nước Pháp đã diễn ra phiên đấu giá tranh họa sĩ Lê Quôc Lộc (1918-1987). Phong cảnh Việt Nam với những chiếc thuyền, chất liệu sơn mài trên bảng gỗ, kích thước tranh 140,5 x 97,5 cm, sáng tác năm 1943 đã ký Lê Quốc Lộc góc dưới bên phải. Giá  gõ búa 36.000 euro, thành giá bao gồm các loại phí thuế 46.800 euro. Đây là phiên đấu giá cuối cùng để chuẩn bị đón giáng sinh, tết tây, cũng là kết thúc một năm khó khăn về kinh tế, tình hình kinh tế suy thoái, nhưng một năm qua các tác phẩm quý hiếm đã được giới sưu tầm săn đón vẫn náo âm thầm đánh giá là tương đối tốt. Lượng tranh quý hiếm luôn được giới sưu tầm săn đón một cách âm thầm.

Nét văn hóa truyền thống vào từng tác phẩm của Lê Quốc Lộc  

Trong số các tác phẩm trước cách mạng, bức Hội chùa (1939) được ghép từ 4 tấm sơn, đã thể hiện một không gian hội làng sinh động trong thời Âu hóa. Tranh với lối mảng hóa, giản dị mà cô đọng theo lối diễn của sơn mài. Bức này hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

LÊ QUỐC LỘC – Hội chùa. 1939. Sơn mài. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

LÊ QUỐC LỘC – Qua bản cũ. 1957. Sơn mài. Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

 

Lê Quang

 

 

 

share facebook