Lê Phổ (1907-2001) Bức tranh "Mẹ và hoa"
Lê Phổ (1907-2001)
Bức tranh "Mẹ và hoa"
Khoảng năm 1955
Được ký tên Le Pho và bằng tiếng Hán (dưới bên phải)
Dầu trên lụa dán trên masonite
Kích thước: 60 x 92 cm
Dán nhãn Galerie Romanet ghi chú Le Pho - N°425 I.88, có tiêu đề và kích thước (mặt sau)
Chú thích:
Xuất xứ
Bộ sưu tập cá nhân, Pháp
//
Le Pho (Vietnamese-French, 1907-2001)
Maternité aux fleurs
circa 1955
signée Le Pho et en chinois (en bas à droite)
huile sur soie encollée sur isorel
signed Le Pho and in Chinese (lower right)
oil on silk laid on masonite
60 x 92 cm (23 5/8 x 36 1/4 in)
Affixed with Galerie Romanet label inscribed Le Pho - N°425 I.88, titled and dimension (reverse)
Footnotes:
Provenance
Private collection, France
TỨ KIỆT TRỜI ÂU: PHỔ - THỨ - LỰU - ĐÀM
Bốn họa sĩ bao gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm là bốn sinh viên thụ hưởng nền giáo dục của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sang Pháp những năm 30 thế kỷ 20 với nhiều vọng ước. Họ đã đóng góp cho nghệ thuật nước nhà những bảng màu riêng và tạo lập nên một bộ tứ huy hoàng trời Âu với sức ảnh hưởng rộng khắp.
LÊ PHỔ (1907 - 2001)
Lê Phổ (1907 - 2001), tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts d'Indochine). Hội họa của Lê Phổ thừa hưởng văn hóa đa dạng, kết hợp không chỉ từ mỹ cảm trong tranh lụa thời Đường, Tống ở Trung Hoa mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu hội họa Tây Phương. Khi còn theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghệ thuật châu Âu cũng chính là góc tiếp cận về đường hướng kỹ thuật để từ đó các sinh viên phát huy bản sắc dân tộc trong hội họa. Dưới bảo trợ của chính quyền thuộc địa, tác phẩm của ông được đưa đi trưng bày ở Đấu xảo Paris năm 1931, mở ra cơ hội để ông nhận học bổng vào trường mỹ thuật tại Pháp và từ Pháp viễn du khắp trời Âu tìm hiểu nghệ thuật. Năm 1937 ông quyết định định cư tại Pháp.
Tổng hòa ở hội họa Lê Phổ là âm hưởng của sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trong đó, Việt Nam hiện lên thông qua áo dài, khăn vấn hay mái tóc đen dài giữa một khung cảnh nhiều cây, hoa lá. Cùng với đó, những chủ đề tình cảm, lãng mạn, nhiều vọng ước và tâm tư như hoạt cảnh gia đình, tình mẫu tử, phơi phóng áo quần, đọc thư, đọc sách, tĩnh vật hoa cũng nhiều lần được ông khai thác trên hai chất liệu chủ đạo là màu dầu và tranh lụa.