Vu Cao Dam (1908-2000) Mẹ và Đứa trẻ
Vu Cao Dam (1908-2000)
Mẹ và Đứa trẻ
1966
Ký và đánh dấu năm vu cao dam 66 (dưới cùng bên trái), ký tên, đánh dấu năm và tiêu đề (mặt sau)
Sơn dầu trên vải
33 x 24 cm
Nghệ sĩ hoặc Người chế tạo
Vu Cao Dam
Báo cáo tình trạng
Công trình đã được kiểm tra mà không được tháo ra khỏi khung. Có một số vết nứt rất mảnh trong sơn ở trung tâm của bức tranh, ngoại trừ điều đó, bức tranh tổng thể trong tình trạng tốt. Kiểm tra dưới ánh sáng UV không phát hiện có sự chữa trị nào. Vui lòng tham khảo hình ảnh và video trong báo cáo tình trạng.
Xuất xứ
Galleries Findlay, Mỹ, mua trực tiếp từ nghệ sĩ khoảng năm 1966.
TỨ KIỆT TRỜI ÂU: PHỔ - THỨ - LỰU - ĐÀM
Bốn họa sĩ bao gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm là bốn sinh viên thụ hưởng nền giáo dục của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sang Pháp những năm 30 thế kỷ 20 với nhiều vọng ước. Họ đã đóng góp cho nghệ thuật nước nhà những bảng màu riêng và tạo lập nên một bộ tứ huy hoàng trời Âu với sức ảnh hưởng rộng khắp.
VŨ CAO ĐÀM (1908 - 2000)
Soi chiếu từ khía cạnh du nhập, phản tư và giao thoa văn hóa với Tây phương, các sáng tác của Vũ Cao Đàm là sự nối dài của hai nền văn hóa trên hành trình khai phá ngôn ngữ nghệ thuật của ông với những chủ đề gần gũi. Vũ Cao Đàm (1908 - 2000), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rời Việt Nam bắt đầu hành trình viễn du năm 1931. Ông nhận học bổng du học tại Trường Mỹ thuật ở Bảo tàng Louvre Pháp (L'École du Louvre) năm 1932. Trong sự nghiệp nghệ thuật của Vũ Cao Đàm, có hai địa hạt ông nhận được nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn là điêu khắc (tượng đất nung, tượng đồng khắc họa chân dung thiếu nữ, bè bạn, người thân, các giảng viên, con vật,...) và tranh vẽ trên chất liệu đa dạng, mang ảnh hưởng từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau.
Hội họa của Vũ Cao Đàm cân bằng giữa nhiều quan sát của ông trong những chuyến thăm thú để nghiên cứu ngôn ngữ thực hành với nền tảng hình khối vững của điêu khắc. Có một thời gian do sống ở vùng Vence, được tiếp xúc với những danh họa như Henri Matisse và Marc Chagall nên các sáng tác của ông cũng tiếp nhận một phần ảnh hưởng. Song song với kỹ thuật vẽ ngày càng được tinh luyện, ông thường xuyên tìm về để khắc họa những hình ảnh đậm nét dân tộc như hình ảnh phụ thân trang nghiêm, thiếu nữ đàm đạo, tình mẫu tử và một số hình ảnh mô phỏng trích đoạn trong thơ văn như “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn hoặc danh tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Bốn họa sĩ Việt với bốn cá tính riêng biệt trong hội họa, nhưng các sáng tác của họ đều mang tính điển hình về gìn giữ hồn Việt. Những cống hiến của họ với hội họa không chỉ làm giàu thêm kho tàng hội họa nước nhà mà còn góp phần ghi dấu tên tuổi hội họa Việt Nam trên bản đồ hội họa thế giới.