Trần Duy ( Việt Nam 1920-2014 )

Trần Duy ( Việt Nam 1920 – 2014 )

Tác Phẩm: Tháp rùa cuối thu năm 1987

Chất liệu: Mực và màu trên lụa

Kích thước: 43,8 x 32,5 cm

Họa sĩ Trần Duy với tranh lụa Trần Duy (1920-2014) tên thật là Trần Quang Tăng sinh ngày 20 tháng 7 năm 1920 trong gia tộc hoàng phái, tại Huế. Cha làm thư ký Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Ông nội họa sĩ – Trần Quang Trinh làm thượng thư bộ hình sau lui về làm tổng đốc Quảng Bình, Quảng Trị. Đời thứ 4 có Trần Quang Khương làm trợ lý cho Tả quân Lê Văn Duyệt, sau khi cưới con gái của vua Gia Long. Đời thứ 6 có Trần Quang Phổ cưới đồng phú công chúa, con gái của Vua Thiệu Trị. Dòng họ có 2 đời làm phò mã triều Nguyễn. Năm 1939-1940, Trần Duy đời thứ 9 thi đỗ tú tài, gia đình mong muốn ông học chữ Nho để ra làm Quan. Khi ấy, ông đã bỏ ra Hà Nội, chưa biết mình sẽ học trường nào. Số phận sắp đặt, ông gặp lại hai người bạn là anh Mai Văn Nam và anh Võ Lăng đều đang theo học trường Mỹ Thuật Đông Dương, cuối cùng duyên số đã đưa ông đến quyết định theo đuổi con đường Nghệ thuật. Ông đã chính thức thi đỗ và theo học khóa 17 Trường Mỹ Thuật Đông Dương năm 1943-1945. Trong thời gian ông tham gia cách mạng với tư cách thư ký tòa soạn báo, ông vẽ tranh trào phúng, sáng tác truyện ngắn và viết nghị luận chính trị. Tác phẩm của ông để lại đa dạng thể loại từ truyện ngắn, tiểu luận, bút ký, tranh sơn dầu,.. nhưng nhiều hơn cả vẫn là tranh lụa. Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa. Ông cũng là tác giả cuốn “Cảm nhận nghệ thuật: (Nhà xuất bản Mỹ thuật – 2001)   Trần Duy sinh được 4 người con trai, 2 người con gái với vợ Lê Bạch Tuyết – người ông cảm mến khi đang thi hành nhiệm vụ cho mặt trận Việt Minh – trong đó có ông Trần Quang Trung là tổ đời thứ 10. Sau những năm 1975 đất nước giải phóng, dân vào chiếm hết đất trong phủ, Phủ Chúa không còn lại gì, một dòng họ 10 đời đi từ con vua, cháu chúa, sau cũng lụi tàn không còn gì ngoài những mảnh giấy kỷ niệm. Trần Duy là một trong những người đi đầu trong mặt trận Việt Minh, thế nhưng mãi sau này mới nghe ông kể lại về ngày cách mạng lúc ấy, ông tham gia mặt trận khi không có chút ý thức gì về cách mạng là gì hay Phát xít là gì, tất cả suy nghĩ khi ấy của thanh niên trẻ là làm việc gì đó có ích. Một lần, ông được anh Lê Hữu Kiều – một tráng sinh trong hướng đạo, dắt lên đồn điền Hiệp Hòa ở Bắc Giang, tại đây ông mới thấy tất thảy sinh viên nơi đây đều ở trong Việt Minh. Sau ông nhận lời mời gia nhập từ anh Lê Hữu Kiều và bắt đầu hoạt động trong mặt trận Việt Minh từ truyền đơn truyền báo về Hà Nội cùng với bà Lê Bạch Tuyết – người vợ hiện tại của ông. Lúc ấy, ông mới 23 tuổi, Lê Bạch Tuyết 15 tuổi cứ như vậy hoạt động hết mình dù không biết mức độ nguy hiểm của những nhiệm vụ ấy. Chủ đề trong tranh Trần Duy là phong cảnh hiện thực, tuy đa dạng nhưng tranh ông thường tập trung vào những nơi ông yêu thích và gắn bó, ví như Tràng An, Ninh Bình, Tam Cốc – Bích Động hay những con phố Hà Nội như đường Yên Phụ, như làng Thúy Lĩnh – Thanh Trì – 1 trong những nơi họa sĩ từng sống. Tranh của họa sĩ thường tả cảnh mùa đông, đó là cách ông khắc họa nội tâm cảm xúc cô đơn, nỗi buồn của bản thân. Trần Duy chuyển sang vẽ phong cảnh trên lụa, ông thích vẽ cây cối, chùa chiền cổ kính, nhà cửa ngày xưa. Tranh của ông nhẹ nhàng, trang nhã, mang một gam màu nhạt đặc trưng, rất nhạt nhưng hài hòa và cảm xúc, nét vẽ trong tranh bao phủ bởi hệ thống nét mỏng, đậm đầy tinh tế. Tranh lụa chiếm phần đa trong các sáng tác của Trần Duy. Ông mang một sắc thái riêng và là tổng hòa cân bằng của vẽ lụa truyền thống, có ảnh hưởng của tranh lụa lối Tàu, thời kỳ thuỷ mặc. Tranh lụa của ông mang đến cho người xem một sự thu hút rất nhẹ nhàng và sâu lắng. Thoạt nhìn thì rất mơ hồ, càng nhìn kỹ càng thấy những kỹ thuật đầy tinh tế mà ông đã đem vào những bức tranh với phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, lịch lãm, thanh tao.

Trần Duy ( Việt Nam 1920-2014 )