Tác phẩm nổi bật của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001)

Chi tiết tác phẩm:
Tên tác phẩm: Hoa tulip đỏ (红色郁金香)
Kỹ thuật: Dầu trên vải
Kích thước: 129,5 × 88,9 cm (51 × 35 inch)
Thời gian thực hiện: Khoảng năm 1970
Chữ ký: Ký bằng chữ Hán và ký lại "Le Pho" (ở góc dưới bên trái)
Thông tin thêm: Có tiêu đề và ghi "Phòng trưng bày Findlay N.Y The Red tulips" ở mặt sau
Nhãn thư viện: Được dán ở mặt sau, thể hiện giá trị lưu trữ và bảo quản chuyên nghiệp.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị rất cao, một trong những bức tranh quý hiếm rất đẹp và khổ lớn của hoạ sĩ Lê Phổ đã tâm huyết sáng tác rất sâu.
"Hoa tulip đỏ” là một tác phẩm tiêu biểu trong loạt tranh về hoa của Lê Phổ sáng tác trong thời kỳ hợp tác với Findlay. Đây là giai đoạn Lê Phổ vẽ nhiều về hoa với chất liệu sơn dầu và nắm rõ cách sắp xếp bố cục hài hòa, cân bằng giữa hình khối và cảm xúc trên bề mặt thể hiện chất liệu. Đồng thời, không thể phủ nhận rằng có một cầu nối trong tranh ông trong hai nền hội họa Đông Tây. Những đóa tulip đỏ, biểu tượng của tình yêu và sinh lực, rực rỡ trong bình gốm mang đậm dấu ấn phương Đông và nổi bật giữa nền vàng nhã nhặn. Cánh hoa rơi lặng lẽ trên mặt bàn và chiếc bát nhỏ đựng vài quả nho xanh gợi lên một khung cảnh tĩnh tại, đầy thi vị, nơi vẻ đẹp của sự sống thường ngày được nâng niu và chiêm nghiệm.
Tác phẩm “Hoa tulip đỏ” được vẽ bằng sơn dầu trên toan năm 1970, kích thước 129.5 x 88.9 cm, được đề tên “The Red Tulips” và nhãn của Phòng trưng bày Findlay (New York) ở mặt sau chính là thanh âm của tinh thần lãng mạn trong lòng Lê Phổ.
Lê Phổ (1907–2001) tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts de l’Indochine). Hội họa của ông thấm đẫm tinh thần giao thoa văn hóa, vừa tiếp nối mỹ cảm từ tranh lụa thời Đường, Tống của Trung Hoa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hội họa phương Tây trong khi không ngừng phát triển tinh thần riêng của dân tộc Việt.
Ngay từ thời còn theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương, nghệ thuật châu Âu đã trở thành nền tảng kỹ thuật, giúp sinh viên định hình phong cách và khơi mở hướng đi riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa, tác phẩm của ông được gửi tham dự Đấu xảo Paris năm 1931, một cột mốc đưa ông đến với học bổng du học tại Pháp, khởi đầu cho hành trình viễn du khám phá nghệ thuật châu Âu. Từ năm 1937, Lê Phổ chính thức định cư tại Pháp.
Sự nghiệp của ông có nhiều cách khu biệt giai đoạn, trong đó có thể chia thành ba giai đoạn lớn:
1. Giai đoạn đầu tiên (1920–1945): Các tác phẩm thời trẻ của hoạ sĩ mang tính cổ điển và châu Á trong việc xử lý các chủ đề kỹ thuật. Giai đoạn này bao gồm thời kỳ ông ở Việt Nam và những năm đầu sau khi định cư tại Pháp.
2. Giai đoạn thứ hai - “thời kỳ Romanet” (1945-1962): Được đặt theo tên người chủ phòng trưng bày tại Pháp đã trưng bày các tác phẩm của Lê Phổ trong nhiều năm.
3. Giai đoạn thứ ba - “thời kỳ Findlay” (1963-2001): Liên quan đến phòng trưng bày Wally Findlay ở Hoa Kỳ, nơi trưng bày các tác phẩm của hoạ sĩ cho đến khi ông qua đời.
Le Auctions.