HỌA SĨ TRẦN DUY: NGHỆ THUẬT LÀ TIẾNG NÓI

share facebook
Trần Duy (1920–2014), một họa sĩ tài hoa xuất thân từ đất cố đô Huế, trải qua nhiều thăng trầm thời cuộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền mỹ thuật Việt Nam. Với tình yêu dành cho nghệ thuật lụa, ông không ngừng sáng tạo, dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, để mỗi tác phẩm trở thành câu chuyện về con người, lịch sử và cảnh sắc nước nhà.
488958981-122190775424123652-3175603821378372971-n-1744078593.jpg

Trần Duy (1920 - 2014), tên thật là Trần Quang Tăng, sinh ra trong một gia đình hoàng phái. Mặc dù đã từng thi đỗ tú tài năm 1939 - 1940, ông rời Huế để ra Hà Nội, gặp người bạn Mai Văn Nam cùng Võ Lăng và quyết tâm theo đuổi con đường nghệ thuật. Ông thi đỗ và theo học khóa 17, niên khóa 1943 - 1945 tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng Mai Văn Hiến, Mai Văn Nam, Nguyễn Thọ, Lê Thanh Đức, Phạm Tăng, Đặng Thị Viên Châu, Thân Trọng Sự, Đào Huy Ngọc,...

489155217-122190775418123652-6535223856647731221-n-1744078593.jpg
488801516-122190775442123652-4594069787649976394-n-1744078593.jpg

“Không có Mỹ Thuật, không có Cái Đẹp thì không còn có cánh cửa nào mở ra để tôi bước vào đời”, Trần Duy đã từng nói như vậy khi nhắc đến việc nghệ thuật đã cho ông sống lại được giữa lúc bế tắc và tăm tối nhất. Những năm Mỹ ném bom Hà Nội, trường dời về Sơn Tây, ông vẽ về đời sống, con người và phong cảnh làng cổ mang dấu ấn dân tộc. Sau này trường kỳ kháng chiến, ông sáng tác phục vụ thời cuộc, vẽ pano, áp phích, địch vận, ký họa, minh họa báo chí. Có những lúc giấy không có, bút cũng không, ông đành lấy cây giang đập dập làm bút. Một trong số bức vẽ trong thời kỳ ngặt nghèo gian khó ấy của Trần Duy từng được trao giải thưởng văn hóa năm 1957 - 1958.

488796071-122190775436123652-7066927693999132462-n-1744078593.jpg
488767121-122190775430123652-2975123567179964777-n-1744078593.jpg

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, Trần Duy bén duyên với tranh lụa và nghiên cứu tìm ra cho mình một bảng màu cân bằng giữa truyền thống và ảnh hưởng của tranh lụa Trung Hoa cũng như hội họa Nhật Bản. Ông quan niệm rõ lụa là cơ sở, là phương tiện để vẽ, cái duy mỹ nằm ở trong tư duy người nghệ sĩ giữa bối cảnh không ngừng tương tác với thế giới quan xung quanh. Ông chia sẻ: “Nghệ thuật là tiếng nói của lịch sử con người. Những gì đeo đuổi tôi, chỉ là vấn đề con người thôi. Hội họa không cần nêu nguyên tắc. Chỗ dựa lớn nhất của nghệ thuật chính là nội tâm của người nghệ sĩ và sự hỗ trợ của công chúng.”

488678559-122190775406123652-4400288720699066507-n-1744078593.jpg
489321330-122190775394123652-8882418438390880775-n-1744078593.jpg

Chủ đề trong hội họa của Trần Duy đa phần xoay quanh phong cảnh hiện thực như cây cối, chùa chiền, kiến trúc, con người ở những nơi ông yêu mến và gắn bó. Có khi là Tràng An, Tam Cốc, đôi lúc là muôn nẻo phố phường Hà Nội, những góc đặc quánh không khí tịch mịch nơi phố thị ngày đông và cả Huế thương,... Cảnh vật trong tranh ông vẽ vừa duy mỹ, vừa trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng. Thoạt nhìn các tác phẩm như bảng lảng thêm một lớp tâm tư khó đoán, xen lẫn nhiều cảm xúc toát ra từ một nội tâm đa cảm.

488884954-122190775412123652-490748948422623314-n-1744078593.jpg
488740536-122190775448123652-7139068537729919001-n-1744078593.jpg

Sinh thời, Trần Duy năng nổ tham gia hoạt động cách mạng, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày 23/11/1991 ông có cuộc triển lãm tranh đầu tiên ở Hà Nội với các sáng tác chân phương, tình cảm vẽ về con trâu, cái cày, bụi tre, đình làng, chợ quê,... Sau này một triển lãm khác của ông được tổ chức năm 2004. Ông được bạn bè là nhiều văn sỹ, vĩ nhân nổi tiếng cùng thời yêu quý. Trần Duy cũng là người năng viết và có nhiều tiểu luận và sách được xuất bản gồm “Trần Duy – kí họa trên đất Pháp” (NXB Văn hóa – Thông tin, 1996); “Trần Duy” (NXB Mỹ Thuật, 1997); “Cảm luận về nghệ thuật” (NXB Mỹ Thuật, 2002); “Suy nghĩ về nghệ thuật” (NXB Hội Nhà Văn, 2008); “Người xem và tác phẩm“ (NXB Mỹ thuật, 2009).

488682503-122190775400123652-4954633480998783832-n-1744078593.jpg

Lê Quang - Le Auctions

share facebook