PARIS 14:00 THỨ TƯ 05/06/2024, NHÀ ĐẤU GIÁ ARTCURIAL với phiên đấu “NGHỆ THUẬT HẬU CHIẾN & ĐƯƠNG ĐẠI” ĐẶC BIỆT CÓ TRANH CỦA HỌA SĨ MAI TRUNG THỨ VÀ LÊ PHỔYỄN SIÊN – MỘT ĐỜI CỐNG HIẾN CHO NGHỆ THUẬT NƯỚC NHÀ

share facebook

\

Mẹ và Đứa trẻ với Trái cây – 1970.Màu guache và mực trên lụa (28.4 x 16.5 cm).Được ký, đánh dấu năm theo âm lịch bằng tiếng Việt và có dấu của nghệ sĩ ở góc phải dưới "MAI THU", khung gốc của nghệ sĩ

Họa sĩ Mai Trung Thứ sinh 1906 tại tỉnh Kiến An, nay là Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Cha ông là Mai Trung Cát, Tổng đốc Bắc Ninh bấy giờ. Năm 19 tuổi, Mai Trung Thứ đỗ khóa đầu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và là một trong những học trò đầu tiên tốt nghiệp ra trường năm 1930. Sau đó, ông được bổ nhiệm trở thành giáo viên dạy vẽ tại trường Trung học Khải Định (nay là trường Quốc học Huế). Trong khoảng thời gian sinh sống tại Huế, ông đã nghiên cứu nhã nhạc cung đình và chơi độc huyền cầm, đàn nguyệt và đàn tranh. Cùng với đó, ông còn tham gia minh họa cho một số tạp chí và tham dự cuộc thi thiết kế tem bưu chính.

Trong thập niên 1930, Mai Trung Thứ nhiều lần cùng các họa sĩ khác có tranh trưng bày ở nhiều nơi trên thế giới như ở Ý (Rome 1932, Milan 1934, Naples 1934), ở Bỉ (Brussels 1936), ở Mỹ (San Francisco 1937). Cùng năm 1937, ông tham gia triển lãm thuộc địa tại Paris và quyết định sinh sống tại đây cho tới hết đời.

 

Em bé trên lưng. Sơn mài và mực trên lụa (57 x 37 cm). Ký tên, ghi ngày tháng bằng tiếng Việt và dấu của nghệ sĩ ở góc dưới bên phải "MAI THU"; có tiêu đề phía sau bảng nền "Em bé / trên lưng"

 

 

Sát bờ nước – 1970. Sơn màu và mực trên lụa (46,2 x 60,5 cm). Ký và đặt tên bằng tiếng Việt ở góc dưới bên phải là "MAI THU" và dấu của nghệ sĩ ở góc dưới bên phải. Khung gốc của nghệ sĩ

Trong tranh Mai Trung Thứ ta không hề khó để bắt gặp những khung cảnh yên bình với những đứa trẻ nhỏ, là những hoạt động vui chơi như bắt cá, là đọc sách, luyện chữ, là rủ nhau đi tắm sông hồ, Tất thảy những điều đó lại khéo léo khắc họa lên một nơi đồng quê yên ả với những nét đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ cần nhìn tranh Mai Trung Thứ là đủ để biết tình yêu quê hương trong ông lớn như nào. Tranh Mai Trung Thứ với những nét mảnh ngay ngắn và các mảng màu nhã đem lại một hơi hướng cổ điển đậm chất để mà khi thưởng thức tranh ông, người xem như được sống lại trong khoảng khắc ấy lần nữa.

 

Bức tranh của cô gái với vòng tay xi măng jade Gouache và mực trên lụa (40.7 x 32.7 cm). Ký tên ở góc dưới bên trái "Le Pho", dấu của nghệ sĩ ở góc dưới bên trái

 

Phụ nữ và trẻ em – 1954. Gouache và mực trên lụa (15.3 x 15.9 cm). Ký và đánh dấu ngày tháng bằng tiếng Việt ở góc dưới bên phải "MAI THU", dấu của nghệ sĩ ở góc dưới bên phải Khung gốc của nghệ sĩ

 

Theo tiến trình thời gian, các sáng tác của Mai Trung Thứ đi từ cảnh sinh hoạt bình dị của nông thôn Việt Nam, phong cảnh cố đô cùng các vùng phụ cận do có nhiều trải nghiệm trực tiếp cho tới khi về sau này sang Pháp, ông chủ yếu vẽ bằng ký ức và chuyển từ sơn dầu sang tranh lụa. Trong suốt hơn 40 năm ở Pháp, có đôi lúc ông vẽ nhân vật là người ngoại quốc, còn lại, chủ yếu người xem tìm thấy chất trữ tình và giàu tự sự về cố quốc ở những thiếu nữ kiều diễm, những thú vui tao nhã như thưởng trà, tản bộ, làm thơ, chơi đàn, đám trẻ học bài, nô đùa hoặc tắm mát. Những chủ đề ấy đa dạng, nhiều liên tưởng, chan chứa xúc cảm, có tính chuyển động cao và truyền tải góc nhìn lý tưởng về văn hóa Việt Nam. Nói về tài năng của ông, như danh họa Lê Phổ (1907 - 2001) đã từng đưa ra nhận định: “Ít có ai tạo được thế giới sống động làm gợi nhớ quê hương Việt Nam thanh bình với bao ký ức của một tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo như Mai Trung Thứ”.

 

 

Bà đeo hoa – 1956. Màu gouache và mực trên lụa (24 x 18.1 cm). Ký và ngày trong tiếng Việt ở phía trên bên phải là "MAI THU"

 

Sàn hiên – 1945 Gouache và mực trên lụa (21,50 x 18,11 inch). Ký tên ở góc dưới bên phải "MAI THU" và con dấu của nghệ sĩ ở góc dưới bên phải, có tiêu đề phía sau "sàn hiên"

 

Đi cạnh Mai Trung Thứ không thể nào không kể đến Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ - bộ tứ danh họa lẫy lừng trời âu với vô vàn những bức tranh triệu đô đắt giá. Đặc biệt trong phiên lần này ngoài rất nhiều tác phẩm từ họa sỹ Mai Trung Thứ, ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng một vài tác phẩm của họa sỹ Lê Phổ.

Lê Phổ (1907 - 2001), tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts d'Indochine). Hội họa của Lê Phổ thừa hưởng văn hóa đa dạng, kết hợp không chỉ từ mỹ cảm trong tranh lụa thời Đường, Tống ở Trung Hoa mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu hội họa Tây Phương. Khi còn theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghệ thuật châu Âu cũng chính là góc tiếp cận về đường hướng kỹ thuật để từ đó các sinh viên phát huy bản sắc dân tộc trong hội họa. Dưới bảo trợ của chính quyền thuộc địa, tác phẩm của ông được đưa đi trưng bày ở Đấu xảo Paris năm 1931, mở ra cơ hội để ông nhận học bổng vào trường mỹ thuật tại Pháp và từ Pháp viễn du khắp trời Âu tìm hiểu nghệ thuật. Năm 1937 ông quyết định định cư tại Pháp.

Bó hoa trên lọ màu xanh. Dầu trên lụa dán trên tấm isorel (46 x 27 cm) .Ký tên ở góc dưới bên phải "Lepho"

 

Cô gái với đĩa hoa quả. Tranh dầu trên lụa dán trên tấm isorel (45.5 x 26.4 cm). Được ký tên ở phía dưới bên phải "Lepho"

Tổng hòa ở hội họa Lê Phổ là âm hưởng của sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trong đó, Việt Nam hiện lên thông qua áo dài, khăn vấn hay mái tóc đen dài giữa một khung cảnh nhiều cây, hoa lá. Cùng với đó, những chủ đề tình cảm, lãng mạn, nhiều vọng ước và tâm tư như hoạt cảnh gia đình, tình mẫu tử, phơi phóng áo quần, đọc thư, đọc sách, tĩnh vật hoa cũng nhiều lần được ông khai thác trên hai chất liệu chủ đạo là màu dầu và tranh lụa.

 

Khánh Linh

share facebook