ĐIỂM LẠI MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI BẬT TRONG PHIÊN ĐẤU GIÁ MANG TÊN “NGHỆ SĨ CHÂU Á, NHỮNG TÁC PHẨM QUAN TRỌNG” NGÀY 26 THÁNG 9, 2023 TẠI AGUTTES.

share facebook

Ngày 26 tháng 9 năm 2023  Đã diễn ra phiên đấu giá mang tên “NGHỆ SĨ CHÂU Á, NHỮNG TÁC PHẨM QUAN TRỌNG” lần thứ 39 của Aguttes. Trong phiên đấu giá lần này, sự xuất hiện của bộ tứ Phổ, Thứ, Lựu và Đàm đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Tổng cộng, có 76 lot tranh được đưa ra đấu giá, trong đó các tác phẩm của bộ tứ này chiếm một vị trí quan trọng. Mai Trung Thứ đã đóng góp tới 19 bức tranh, Lê Phổ có 8 tác phẩm và Vũ Cao Đàm cũng có 4 tác phẩm trong số đó. Ngoài ra Không thể không đề cập đến những tác phẩm đáng chú ý của các họa sĩ nổi tiếng khác như Phạm Hậu, Alix Aymé, Trần Văn Thọ... Sự hiện diện đồng loạt của những tác phẩm đáng giá này đã tạo nên một không gian nghệ thuật đặc biệt đã tạo nên một phiên đấu giá sôi động và đầy cạnh tranh. Số tiền phải bỏ ra để sở hữu các tác phẩm ấy không hề nhỏ, đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn. Những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao  trong phiên đấu giá tại Aguttes lần này đã thu hút nhiều sự quan tâm từ giới sưu tầm.

Một số tác phẩm nổi bật trong phiên đấu:

Lê Phổ (1907 - 2001)

Lê Phổ là một họa sĩ nổi tiếng, tốt nghiệp khóa I tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts d'Indochine). Hội họa của Lê Phổ mang trong mình sự thừa hưởng văn hóa đa dạng và kết hợp hài hòa giữa hai hệ tư tưởng Đông - Tây. Trong sáng tác của Lê Phổ, ông sử dụng các chất liệu đặc thù. Trước những năm 1950, ông chủ yếu sáng tác trên lụa, và đặc biệt là sử dụng sơn dầu trên lụa, một kỹ thuật khá độc đáo. Ông áp dụng lụa lên bề mặt kiên cố như ván gỗ mỏng hoặc masonite, tạo ra hiệu ứng thị giác độc đáo. Sau những năm 1950, Lê Phổ chuyển dần sang sử dụng sơn dầu sau khi ký hợp đồng độc quyền với các phòng trưng bày và nắm vững kiến thức về Hội họa Ấn tượng và Hậu Ấn tượng Pháp.

Lê Phổ (1907-2001), Tĩnh vật với hoa mẫu đơn và chậu cây, 1935
Sơn dầu, chữ ký và ngày tháng sáng tác ở góc dưới bên phả
 Kích thước: 65,7×45,3 cm
Giá ước lượng: 450.000 - 750.000 EUR. Thành giá: 420.000 EUR
Tương đương 10.8 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí).

 

Lê Phổ (1907-2001), Hoa cúc
Dầu, mực và bột màu trên lụa, ký tên phía dưới bên trái, tiêu đề ở mặt sau, 66 x 39,5 cm
Giá ước lượng: 40000 - 60000 EUR. Thành giá:
 178 100EUR
Tương đương 2.57 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí).

 

Mai Trung Thứ (1906 - 1980)

Cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu tạo lập nên tứ kiệt Đông Dương tại Pháp, danh họa Mai Trung Thứ với các tác phẩm đồ sộ truyền lại cho hậu thế mang nhiều tình cảm cũng như ý niệm về một Việt Nam thơ mộng.

Mai Trung Thứ (1906-1980), Vòng tròn các em bé, 1965
Mực và màu trên lụa, có chữ ký và ghi ngày tháng phía dưới bên trái.
Kích Thước: 82,3 x 93,3 cm
Giá Ước Lượng: 400000 - 500000 EUR. Thành giá: 590.560 EUR
Tương đương 15,1 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí)

 

Mai Trung Thứ (1906-1980), Trẻ em vui chơi, 1971
Mực và màu trên lụa, có chữ ký và ghi ngày bên dưới bên trái. Trong khung gốc do nghệ sĩ thực hiện
Kích thước: 66,5 x 94 cm
Giá ước lượng: 200000 – 300000 EUR. Thành giá: 560020 EUR
Tương Đương 14,4 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí)

 

 

Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) :

Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rời Việt Nam bắt đầu hành trình viễn du năm 1931. Ông nhận học bổng du học tại Trường Mỹ thuật ở Bảo tàng Louvre Pháp (L'École du Louvre) năm 1932. Trong sự nghiệp nghệ thuật của Vũ Cao Đàm, có hai địa hạt ông nhận được nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn là điêu khắc (tượng đất nung, tượng đồng khắc họa chân dung thiếu nữ, bè bạn, các giảng viên, con vật,...) và tranh vẽ trên chất liệu đa dạng, chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau.

Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) ,Divinité , 1992
Dầu trên vải,  kích thước: 65 x 54 cm
Ký và ghi ngày tháng phía dưới bên phải
Giá ước lượng: 35.000 - 40.000 EUR. Thành giá 102.700 EUR
Tương đương 2,6 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí)

 

Phạm Hậu (1903-1995)

Phạm Hậu (1903-1995) , một nghệ sĩ và nghệ nhân nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ XX, đã có đóng góp quan trọng để sơn mài được công nhận là một nghệ thuật đích thực, tránh khỏi việc chỉ bị coi là một loại thủ công nhỏ. Ông là đại diện đích thực của nghệ thuật Việt Nam và đã tham gia vào việc đổi mới sơn mài tại Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông cũng là người sáng lập Trường Quốc gia Mỹ Nghệ, trở thành trường đại học đầu tiên về nghệ thuật ứng dụng tại Việt Nam. Các tác phẩm sơn mài của ông thường lấy cảm hứng từ cảnh quan thiên nhiên, từ rừng núi đến động vật, và đã được những người yêu nghệ thuật ở châu Âu và Việt Nam đánh giá cao và sưu tập.

Phạm Hậu (1903-1995)
Thác ghềnh của Cho-Bo những năm 1930
Sơn mài với các điểm nhấn bằng vàng và bạc
Kích thước: 99,8 x 199,4 cm
Giá uớc lượng: 400.000 - 600.000 EUR. Thành giá: 
488 480 EUR 
Tương đương 12,3 tỷ VND (Giá chưa bao gồm thuế phí)

110 tỷ đồng là tổng giá tiền của phiên đấu với 76 lot trong đó 22 lot pass. Có thể coi đây là một điểm khởi sắc quan trọng cho thị trường tranh của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện tại. Sự xuất hiện và tham gia của các tác phẩm tranh Việt Nam tại các sàn đấu giá quốc tế đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc tăng cường sự công nhận và đánh giá cao về nghệ thuật của đất nước. Mặc dù thị trường đang gặp khó khăn, nhưng sự quan tâm và sự tăng trưởng của tranh Việt Nam có thể mở ra những cơ hội mới trong tương lai. Điều này chứng tỏ sự trưởng thành và sự phát triển của nền nghệ thuật Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của tranh Việt Nam trong cộng đồng nghệ thuật quốc tế.

Trần Thịnh

 

share facebook