Đấu giá hai bức tranh họa sĩ Lê Phổ (1907 – 2001): tại Sotheby's New York Mỹ, sáng ngày 17/5/2023.

share facebook

Lê Phổ (1907 - 2001), tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts d'Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường công khai với mức giá kỷ lục 2.37 triệu đô cho một tác phẩm. Năm 1964 (năm Lê Phổ chính thức ký hợp đồng độc quyền với Wally Findlay, Mỹ) là giai đoạn xem thấy được trong các bức vẽ của Lê Phổ gam màu tươi sáng và rực hơn trong khi trước đó.

//

Trong các giai đoạn sáng tác của Lê Phổ (1907 - 2001), có một điểm chung lớn là phụ nữ trong tà áo dài với đa dạng hoạt cảnh từ ngồi một mình trầm tư hoài cố hương bên hoa tulip cho tới chuyện trò cùng gia đình con cái giữa vườn hoa tươi tốt. Hoa trong tranh ông có khi đằm thắm điểm tô cho một khung cảnh thơ mộng nơi có dáng hình người thiếu nữ, cũng có khi đứng một mình trầm tư trong vườn hoa tulip.

[1]. “Người phụ nữ với hoa tulip vàng” 25⅝ x 19⅞ inch = 65,1 x 50,5 cm, dầu trên vải. Chốt phiên với giá 82.550$.

Người phụ nữ với hoa tulip vàng, sơn dầu, họa sĩ Lê Phổ, bộ sưu tập Floridian tư nhân.

[2]. “Mẹ và con trai” 32 x 39½ inch = 81,3 x 100 cm, dầu trên vải. Chốt phiên với giá 215.900$.

Mẹ và con trai, sơn dầu, họa sĩ Lê Phổ, một nhà sưu tập tư nhân OREGON.

Hội họa của Lê Phổ thừa hưởng văn hóa đa dạng, kết hợp hài hòa giữa hai hệ tư tưởng sai biệt Đông - Tây. Bởi lẽ khi theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sinh viên được học chương trình học mỹ thuật Âu châu nhưng khi sáng tác lại được hướng về nghệ thuật dân tộc. Dưới bảo trợ của chính quyền thuộc địa, tác phẩm của ông được đưa đi trưng bày ở Đấu xảo Paris năm 1931, mở ra cơ hội để ông được nhận học bổng vào trường mỹ thuật tại Pháp và từ Pháp viễn du khắp trời Âu tìm hiểu nghệ thuật. Năm 1937 ông quyết định định cư tại Pháp. Theo đó có nhiều cách khu biệt nghệ thuật của Lê Phổ, song có thể phân tách thành các giai đoạn: những năm tháng theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, làm việc tại Hà Nội và khoảng thời gian đầu sau khi định cư tại Paris; thời gian hợp tác độc quyền với galerie Romanet; thời gian hợp tác độc quyền với gallery Wally Findlay.

//

Lịch sử Sotheby's - công ty đấu giá mỹ nghệ 275 năm tuổi, lớn nhất thế giới. Từ đấu giá sách đến đồ mỹ nghệ, xe, bất động sản đến trang sức, đá quý. Có mạng lưới toàn cầu với 80 văn phòng tại 40 quốc gia và doanh thu bán hàng trên toàn thế giới hàng năm của công ty hiện vượt quá 7 tỷ USD.

Nhà đấu giá Sotheby’s, với tên gọi đầy đủ là Sotheby's Holdings, Inc., là một trong những công ty đấu giá hàng đầu thế giới , được thành lập tại London vào năm 1744. Ban đầu Sotheby’s bán các bản thảo quan trọng và bộ sưu tập thư viện, nhưng, bắt đầu từ giữa những năm 1950, nó ngày càng tập trung vào việc bán các tác phẩm nghệ thuật. Sotheby’s có trụ sở chính tại Thành phố New York từ thế kỷ 20, Sotheby's duy trì các văn phòng bán hàng và phòng đấu giá khác trên toàn thế giới.

Người sáng lập Sotheby's, Samuel Baker, là một người bán sách dày dạn kinh nghiệm và là một doanh nhân. Bước đầu, Baker đã rất thành công trong việc tự mình tổ chức buổi đấu giá đầu tiên.

Ông đã biến đổi quán rượu ồn ào ngoài khơi Strand ở London thành một nhà đấu giá chuyên nghiệp. Tại đây, một buổi đấu giá dưới tên ông, tổ chức với "vài trăm, cụ thể là 475 cuốn sách khan hiếm từ thư viện của Ngài John Stanley - chính trị gia Ireland. Và đã kiếm được tổng cộng 826 bảng Anh.

Nơi tổ chức buổi đấu giá đầu tiên của Sotheby vào ngày 11 tháng 3 năm 1744 ở tòa nhà Exeter Exchange. Vào năm 1754, một buổi đấu giá đã diễn ra xuyên suốt hai tháng, với 10.000 cuốn sách và bản thảo thuộc sở hữu của Tiến sĩ Richard Mead, bác sĩ của Vua George II. Vào dịp đó, một trong những người đấu giá thành công là vua Louis XV của Pháp, người đã mua ấn bản năm 1469 của cuốn sách Pliny's Naturalis Historia.

(Lê Quang)

share facebook