Nguyễn Như Huân (Việt Nam 1924 - 2005 )

Hoạ sĩ: Thái Hà, tên thật Nguyễn Như Huân ( 1924 – 2005 )
Tác phẩm “Hoa Phong Lan”
Khổ tranh: ngang 1.86 x 1.52cm
Phong cách nghệ thuật: sơn mài khắc trên vóc 4 tấm.
Đây là tác phẩm lớn của ông để lại cho chúng ta chiêm ngưỡng kỹ năng điêu luyện sơn mài khắc của ông, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất cực kỳ điêu luyện.
HỌA SĨ NGUYỄN NHƯ HUÂN “ MỘT ĐỜI VÌ NGHỆ THUẬT”
Họa sĩ Thái Hà – họa sĩ nổi bật trong kháng chiến Họa sĩ Thái Hà tên thật là Nguyễn Như Huân, ông sinh năm 1924 ở xã Tân Hồng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) trong một gia đình nhà giáo. Xã Tân Hồng là một làng sơn mài nổi tiếng nên ngay từ khi còn nhỏ, ông đã có cơ hội học tập từ các nghệ nhân sơn mài trong làng. Năm 17 tuổi, Nguyễn Như Huân thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa 1940 – 1945. Ông là họa sĩ đầu tiên của Hà Nội nhập ngũ và Nam tiến ngay sau khi vừa tốt nghiệp, tháng 8-1945. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, họa sĩ Thái Hà được đi tập kết ra Bắc và năm 1957, ông được gửi sang Liên Xô học về thiết kế mỹ thuật trong hai năm. Về nước, ông tham gia sản xuất bộ phim “Chim Vành Khuyên” (1962) với vai trò thiết kế mỹ thuật. Năm 1962, ông lại được cử đi công tác tại Miền Nam, đến các vùng trên dãy Trường Sơn vẫn đang chìm trong khói lửa chiến tranh. Từ đây, ông lấy bút danh là Thái Hà để giữ bí mật. Ông công tác tại Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Phòng hội họa Giải phóng B2. Tại đây, ông cùng với họa sĩ Huỳnh Phương Đông, mở lớp học hội họa cho nhiều học viên trong miền Nam. Trong thời gian này, họa sĩ Nguyễn Như Huân dành nhiều thời gian đi thực tế ở các mặt trận Củ Chi, Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau… Họa sĩ Nguyễn Như Huân vẽ rất nhiều ký họa cho đồng bào, chiến sỹ cách mạng, bộ đội, dân quân, du kích miền Nam. Những cô gái trong đội quân tóc dài thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều ký họa của ông. Nhiều tác phẩm và ký họa của ông vẽ về Nam bộ, được lưu giữ trong các bảo tàng: “Rừng U Minh” (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), “Binh công xưởng trong rừng U Minh” (Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM), “Làng trong rừng đước Cà Mau” (Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ)… Họa sĩ Nguyễn Như Huân chuyên vẽ sơn khắc và nổi tiếng ở chất liệu này với số lượng tác phẩm đáng nể. Sau này, ông phối hợp cả sơn mài và sơn khắc gọi là “sơn mài khắc”. Trong sơn khắc, ông có khuynh hướng hiện thực rất riêng với mảng hình to rộng và theo luật xa gần châu Âu. Qua tài nghệ khắc của ông, thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam bộ hiện liên những nét đặc trưng. Họa sĩ Nguyễn Như Huân từng là Cục trưởng Cục Mỹ thuật Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Hội viên sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Với những cống hiến cho văn học nghệ thuật ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Phạm Văn Đồng, Triển lãm Mỹ thuật Quân đội năm 1958 tại Khu V, Giải thưởng Mỹ thuật Toàn quốc năm 1960 và 1980. Vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, họa sĩ Nguyễn Như Huân được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp, Huân chương kháng chiến chống Mỹ Hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam. Di sản của họa sĩ Nguyễn Như Huân (Thái Hà) hiện đang được lưu giữ tại các bảo tàng ở Việt Nam như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, Bảo tàng TP.HCM, bảo tàng các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tác phẩm “Hoa Phong Lan”, là một tác phẩm được hoạ sĩ khắc hoạ miêu tả một cảnh tại sân vườn có một chiếc cây lâu năm với tay cành rất to uốn lượn thành nhiều nhánh, được ghép rất nhiều hoa lan quý hiếm tự nhiên bao phủ một khoảng phủ kín hoa lan nở, những chú chim, bướm, đã được hoạ sĩ miêu tả rất chi tiết, có thể nói đây là một tác phẩm mà hoạ sĩ đã kỳ công sáng tác. Chơi hoa lan là một thú vui tao nhã của những nhà có sân vườn, có không gian cảnh quan rộng rãi và thú chơi hoa lan đã được ví von trong câu nói “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Người hà thành bao năm nay vẫn có truyền thống chơi hoa phong lan và địa lan rừng tự nhiên, một thú vui tao nhã thanh lịch nhẹ nhàng và công phu, tốn khá nhiều công chăm sóc và sưu tầm những loài hoa lan rừng quý hiếm ghép lên thân cây mọc tự nhiên trong san vườn
 

Nguyễn Như Huân (Việt Nam 1924 - 2005 )

  • Giá ước lượng100.000 - 120.000 USD
  • Giá khởi điểm50.000 USD